• Tự xuất bản sách - Mảnh đất tiềm năng cho các Tác giả - Chuyên gia...

    Tự xuất bản sách là một chương trình hành động mang đến một trải nghiệm quan trọng chính là bạn có thể xuất bản được quyển sách cho chính mình chỉ với những bước cực kỳ đơn giản...

  • Tại sao xuất bản sách lại quan trọng đối với bạn?

    Tại sao xuất bản sách lại quan trọng đối với bạn và làm thế nào để trở thành một tác giả thành công? Có lẽ mỗi người trong chúng ta ai sống trên cuộc đời này điều mong muốn để lại một điều gì đó cho đời...

  • Xuất bản sách - Con đường thành công của Doanh nhân

    Nếu bạn là doanh nhân và mong muốn tiếp thị sản phẩm cũng như tiếp thị doanh nghiệp của mình đến với công chúng thì xuất bản sách là một trong những lựa chọn hết sức khôn ngoan dành cho bạn...

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Trở Thành Nhà Văn Có Khó Không? (Phần 2)

Truyền tải kinh nghiệm con người vào bài viết văn chương khéo léo là nghệ thuật của sự sáng tác riêng của nhà văn. Viết là nghề đòi hỏi sự cẩn thận, phải theo nhiều kỹ thuật văn chương và tiêu chuẩn nghề nhất định. Hầu hết mọi lĩnh vực sáng tác (từ học thuật, xuất bản đến đề xuất trợ cấp và viết kỹ thuật) đều yêu cầu bằng cấp cao hơn, ít nhất là bằng Đại học, và thường là bằng Thạc sỹ Nghệ thuật về sáng tác hoặc bằng Thạc sỹ về văn học, báo chí, hoặc lĩnh vực liên quan. Xem phần 1 tại đây.

5.Duy trì viết nhật ký


Viết ra mọi thứ mà bạn chú ý hoặc điều mang đến cảm hứng cho bạn. Làm điều đó mọi nơi mà bạn đến. Một số nhà văn nổi tiếng thậm chí khâu thêm túi trong áo khoác của họ để mang thêm nhiều mảnh giấy khi đi xa. Sử dụng nhật ký để tạo ra ý tưởng, ghi chép mọi thứ bạn thấy, nghe, hoặc đọc, và thêm thông tin cho bài viết. Khi mắc kẹt trong dự án nào đó, bạn có thể xem lại để tìm nguồn cảm hứng mới. Hãy nhận thức rằng mọi thứ có thể đến từ cuốn nhật ký của bạn, vì mọi thứ đều là nguồn cảm hứng. Một số gợi ý hữu dụng cho bạn là:
Giấc mơ: là nơi đầy những điều kỳ lạ và khác thường. Hãy viết chúng ra trước khi chúng biến mất!
Tranh ảnh: gồm ảnh chụp và bức vẽ nguệch ngoạc.
Trích dẫn: câu nói của ai đó làm bạn ngạc nhiên, bài thơ ngắn, hoặc lời tiên tri bên trong chiếc bánh quy.

6.Bắt đầu dự án


Điều này là phần quan trọng nhất, và cũng rất khó. Nhiều người trong chúng ta một khi bắt đầu thường chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình vi tính mà không viết được chữ nào. Một số người gọi hiện tượng này là “nhà văn bị treo”. Sau đây là một số bài tập sáng tác căn bản có thể giúp bạn khơi dậy tinh túy sáng tạo và cung cấp tài liệu cho dự án của bạn:
Đến nơi nào đó thật nhộn nhịp, có thể một nơi có nhiều người. Tưởng tượng rằng tầm nhìn của bạn là chiếc camera có thể lưu lại mọi thứ. Lấy sổ tay ra và viết lại chính xác mọi việc đang diễn ra. Bằng tất cả giác quan – nhìn, ngửi, nghe, nếm, và chạm.
Sử dụng máy ghi âm để ghi lại cuộc đối thoại. Đừng để người nói chuyện biết! Sau khi bạn đã ghi lại trong khoảng thời gian thích hợp, chép lại cuộc đối thoại ra giấy. Chỉnh sửa từ ngữ - thêm, bớt, và thay đổi một vài chi tiết. Tạo ra khung cảnh mới, hoặc tình huống mới.
Tạo ra nhân vật. Xem họ muốn gì? Sợ gì? Họ có bí mật gì? Họ có mối quan hệ với ai, và sống ở đâu? Họ của họ là gì… cho dù họ thậm chí chỉ là một người?

           7.Hãy là một phần của cộng đồng
Chia sẻ ý tưởng và việc tiếp nhận phản hồi là một trong những cách tốt nhất để tạo cảm hứng và đẩy mạnh công việc sáng tác. Điều này có thể làm nhà văn mới vào nghề lo sợ vì công việc bạn làm mang tính chất cá nhân, và có thể bạn sợ bị từ chối. Tuy nhiên, nếu bạn sáng tác trong môi trường cô lập thì không chỉ không có ai đọc tác phẩm của bạn mà bạn sẽ mắc nhiều thói quen xấu (như quá dài dòng, dư thừa, hoặc cường điệu,…). Thay vì sợ hãi, bạn nên nghĩ rằng mỗi người mà bạn chia sẻ đều có tiềm năng để đưa cho bạn ý tưởng mới và tạo cảm hứng cho bạn.

8.Bàn về vấn đề tài chính


Nhà văn gần như được xem là siêu anh hùng: có công việc khó khăn ở văn phòng vào ban ngày… và trở thành người cưỡi rồng, siêu thám tử, hiệp sĩ trong chiếc áo giáp “NHÀ VĂN” vào ban đêm. Một số nhà văn không có công việc vào ban ngày – nhưng điều này rất hiếm. Tuy nhiên, sẽ không tệ nếu có công việc này. Thật sự thì một công việc tốt vào ban ngày thậm chí có ích cho mục tiêu trở thành nhà văn của bạn. Nếu đang tìm công việc ban ngày mong đợi, bạn nên cân nhắc một vài điểm dưới đây:
Công việc có giúp thanh toán hóa đơn cho bạn hay không? Công việc tốt vào ban ngày nên giúp bạn xóa đi gánh nặng về tài chính sao cho bạn có thể sáng tác mà không lo lắng gì. Sự căng thẳng không được ảnh hưởng đến dự án sáng tác của bạn.


Công việc này để bạn có đủ thời gian và năng lượng để sáng tác hay không? Đó là công việc nên đủ dễ so với sức của bạn sao cho bạn không bị kiệt sức vào cuối ngày.
Công việc có mang đến giây phút giải trí cho bạn hay không? Sẽ rất hữu ích nếu bạn có chút không gian rời xa công việc sáng tác. Tốn quá nhiều thời gian cho dự án có thể làm bạn có cảm giác bị chôn vùi. Tốt hơn là nên lùi lại.
Công việc có người sáng tạo hay không? Công việc tốt vào ban ngày sẽ mang đến cho bạn đồng nghiệp tuyệt vời. Những người sáng tạo ở khắp mọi nơi! Họ không nhất thiết là nhà văn hay nghệ sĩ.


          Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Trở thành nhà văn có khó không?

Truyền tải kinh nghiệm con người vào bài viết văn chương khéo léo là nghệ thuật của sự sáng tác riêng của nhà văn. Viết là nghề đòi hỏi sự cẩn thận, phải theo nhiều kỹ thuật văn chương và tiêu chuẩn nghề nhất định. Hầu hết mọi lĩnh vực sáng tác (từ học thuật, xuất bản đến đề xuất trợ cấp và viết kỹ thuật) đều yêu cầu bằng cấp cao hơn, ít nhất là bằng Đại học, và thường là bằng Thạc sỹ Nghệ thuật về sáng tác hoặc bằng Thạc sỹ về văn học, báo chí, hoặc lĩnh vực liên quan.

1.Nghĩ về điều mà bạn muốn viết
Lĩnh vực sáng tác rộng lớn có thể chia thành phạm trù nhỏ hơn (như tiểu thuyết hư cấu, thơ ca, văn hiện thực-sáng tạo) và thậm chí có nhiều loại cụ thể (như khoa học viễn tưởng, điều thần bí, thực nghiệm… và nhiều loại khác). Nghĩ về chủ đề mà bạn muốn viết. Viết về chủ đề mà bạn muốn đọc. Bài viết tốt nhất sẽ đến từ điều mà bạn, và có thể chỉ mình bạn, khao khát khám phá. Khi niềm đam mê được đặt vào bài viết, người đọc sẽ cảm thấy hứng thú. Niềm đam mê của bạn về dự án sáng tác cá nhân sẽ là công cụ mạnh mẽ cho sự khởi đầu trở thành nhà văn.
Nhớ rằng bạn không phải giới hạn bản thân vào một lĩnh vực cụ thể. Nhiều nhà văn nổi tiếng đã mở rộng lĩnh vực và nhận ra rằng – họ có thể viết bài luận sáng tạo trong khi xuất bản tác phẩm hư cấu của riêng họ. Hoặc có thể một vài bài thơ xuất hiện trong tiểu thuyết ngắn của họ.

2.Hình thành thói quen sáng tác


Cố định thời gian cụ thể trong ngày, địa điểm và không gian cho tất cả buổi sáng tác. Khi bạn cố định thói quen này, trung khu sáng tạo trong não sẽ quen với công việc trong điều kiện môi trường tương tự như thế. Những điều bạn cần xem xét là…
Tiếng ồn: một số nhà văn thích sự yên tĩnh tuyệt đối. Trong khi người khác sẽ nghe nhạc để khơi dậy tinh túy sáng tạo trong họ. Có người lại muốn đồng hành với bạn bè để nảy ra ý tưởng.
Thời gian: Một số nhà văn viết nhanh suy nghĩ của họ trước khi đi ngủ. Làm việc sáng sớm có thể tốt cho người khác, nhưng một vài người sẽ bị đánh thức vì bị làm phiền. Một số nhà văn khác lại thích bị làm phiền, và vì thế họ sáng tác trong thời gian giải lao hoặc buổi làm việc khác. Số khác lại muốn khoảng thời gian dài yên tĩnh để viết, và cống hiến những ngày cuối tuần cho công việc này.
Địa điểm: cố định làm việc tại một tòa nhà cụ thể, phòng hoặc thậm chí trên ghế có thể thúc đẩy quá trình sáng tác. Sự quen thuộc này sẽ giúp bộ não làm việc sáng tạo, nghiêm túc, và phù hợp với mục tiêu bạn đặt ra.

3.Đọc và học tập


Đọc lại những điều mà bạn đã học trước đó và nghiền ngẫm chúng – nghĩ xem điều gì làm chúng có sức ảnh hưởng và điều gì làm chúng trở nên hiệu quả. Cố gắng hiểu cấu trúc của bài thơ bạn yêu thích, hoặc sự tiến triển tâm lý của nhân vật trong cuốn tiểu thuyết mà bạn quan tâm. Tìm ra một câu bạn thấy tâm đắc, và tự hỏi – tại sao tác giả lại chọn cụm từ đó hay từ này?
Đừng giới hạn bản thân vào thể loại hoặc lĩnh vực đơn lẻ. Để làm giàu kinh nghiệm sáng tác, bạn phải khám phá. Bạn có thể không thích sự hư ảo, nhưng mọi người lại đọc và viết những điều hư ảo vì lý do nào đó. Vì thế hãy đọc với phương châm: “Tôi đọc để viết. Tôi đọc để học hỏi. Tôi đọc để tạo ra cảm hứng”.

4.Hãy là người khám phá


Để ý nhiều thứ. Quan tâm đến thế giới xung quanh. Tìm kiếm điều bí ẩn và cố gắng giải thích chúng. Nếu bạn có câu hỏi, hãy theo đuổi câu trả lời với sự quan tâm mãnh liệt. Hãy ghi chú điều kỳ lạ và khác thường. Khi viết, lưu tâm đến nhiều thứ sẽ mang đến cho bạn điều gì đó để viết. Hơn nữa, điều này sẽ làm bài viết của bạn hấp dẫn hơn, phong phú hơn, và thực tế hơn. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn khám phá thế giới xung quanh:
Không có gì bình thường và tẻ nhạt. Sẽ có điều gì đó kỳ lạ và đặc biệt trong mỗi con người và sự vật.
Có điều bí ẩn nào đó ngay trước mặt bạn: một chiếc TV không thể bật lên, một loài chim sẽ không bay. Nghĩ ra cách mà mọi thứ hoạt động, không hoạt động và tại sao.
Chú ý đến chi tiết. Chiếc lá không chỉ màu xanh: chúng còn dài, có gân mỏng, cuống lá cứng, và có hình chiếc thuổng. Nhà văn đôi khi có những tư tưởng rất riêng biệt và khác người.


          Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Cách Viết Truyện Ngắn Như Thế Nào? (Phần Cuối)

Truyện ngắn là một thể loại tuyệt vời đối với nhiều nhà văn. Không như viết tiểu thuyết, một công việc được cho là nặng nhọc và hao tổn sức lực, hầu như ai cũng có thể phác thảo - và quan trọng nhất - hoàn thành một truyện ngắn. Tuy nhiên bạn đừng cho rằng truyện ngắn dễ viết hoặc không có tính nghệ thuật và kém giá trị hơn tiểu thuyết. Công việc này đòi hỏi sự rèn luyện, tính kiên trì và óc tưởng tượng, nhưng bạn hoàn toàn có thể sáng tác những truyện ngắn của chính mình và khởi đầu cuộc hành trình trở thành tác giả tiếp theo có sách bán chạy nhất!
Xem các phần trước tại đây.



Xây dựng nhiều nhân vật đa dạng. Bạn có thể tạo một nhân vật luôn vui vẻ yêu đời, trong khi nhân vật khác lại buồn phiền và cáu kỉnh. Nhiều cá tính khác nhau trong một câu chuyện sẽ khiến truyện của bạn trở nên thú vị hơn đối với người đọc. Chẳng ai lại muốn xem một truyện ngắn mà mọi nhân vật trong đó na ná như nhau, hoặc tệ hơn, không có trong đời thực.
Bạn có thể viết về quá khứ hoặc một câu chuyện trong tưởng tượng của bạn. Một phương pháp thực sự hữu ích để viết về sự kiện trong quá khứ là nghĩ về một sự kiện đã xảy ra và nhào nặn cho thêm phần thú vị theo ý thích của bạn. Bạn có thể xây dựng nhân vật chính theo nguyên mẫu từ bản thân mình hoặc một người mà bạn biết. Nhưng hãy cẩn thận, vì con người thật thường không hấp dẫn bằng các nhân vật trong truyện ngắn.
Đừng bắt trí não làm việc quá sức. Nếu bí ý tưởng hoặc đầu óc trống rỗng, bạn hãy tạm ngừng viết một thời gian, có thể là một tuần hoặc một tháng và làm những việc khác. Sau thời gian đó, bạn hãy đọc lại và mài giũa những gì mình đã viết. Điều này sẽ đem đến cho bạn một nguồn sinh khí mới. Quay trở lại với công việc sau vài tiếng nghỉ ngơi hoặc một đêm ngon giấc, và bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mình có thể nghĩ ra!

Suy nghĩ thật kỹ lưỡng về mọi yếu tố của truyện như nhân vật chính, bối cảnh, thời đại, thể loại, các nhân vật phụ, nhân vật phản diện, các xung đột và cốt truyện ngắn.
Sử dụng hình ảnh để giúp xây dựng mạch truyện. Não của một số người làm việc với những hình ảnh tốt hơn với từ ngữ. Việc tưởng tượng ra một nơi chốn hay một con thú rồi thêm thắt các chi tiết và cảm xúc có thể giúp bạn phát triển thành một câu chuyện.
Bạn có cảm thấy một bài hát hoặc bản nhạc nào đó có thể đưa bạn đến với những cảm xúc và tình tiết mà bạn muốn truyền tải qua ngòi bút của mình không? Hãy thử nghe nhạc trước hoặc trong khi viết truyện ngắn.
Nếu có một ý tưởng nào đó chợt nảy ra trong đầu, bất kể đó là ngôi nhà hay chú cún cưng của bạn, hãy viết ra và khai triển ý tưởng đó. Đừng bỏ phí món quà trời cho này.
Nghiên cứu. Giả dụ nếu muốn lấy bối cảnh câu chuyện ở thập niên 1950, bạn cần nghiên cứu những cách ứng xử trong gia đình, trang phục, tiếng lóng, v.v… của thời kỳ và nơi diễn ra câu chuyện đó. Nếu bạn cứ cố viết mà không hiểu kỹ về bối cảnh, truyện của bạn sẽ rất “nghiệp dư”, và bạn sẽ nhận được những lời phê bình từ những người biết rõ về thời kỳ đó.
Tạo phong cách riêng của bạn. Một giọng văn không thể trộn lẫn chỉ có thể tạo nên thông qua thực hành. Bạn có thể bắt đầu bằng cách bắt chước những tác giả khác, hoặc nếu dự định viết theo một thể loại đặc biệt nào đó, bạn có thể điều chỉnh suy nghĩ của mình theo tần số đó. Tuy nhiên, nói cho cùng thì bạn chỉ cần viết truyện ngắn thật nhiều để tạo nên một giọng văn riêng.
Nghệ thuật nằm sâu trong tâm hồn, do đó tốt nhất là bạn nên viết về những điều mình biết.

Đừng bỏ qua chính tả và ngữ pháp. Hãy cho người đọc thấy những nỗ lực của bạn bằng cách ra mắt một truyện ngắn không mắc lỗi. Ít nhất thì bạn cũng nên dùng chương trình kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp trên máy tính.
Đừng nản chí. Nếu bạn đang cố gắng xuất bản truyện ngắn của mình, khả năng rất lớn là bạn sẽ bị từ chối. Bị từ chối là một vấn đề lớn của người viết lách; đôi khi điều đó chắc chắn xảy ra, nhưng đôi khi thì không. Hãy tự hào rằng bạn đã viết được một câu chuyện và tiếp tục rèn luyện nếu bạn thấy hứng thú với công việc này.
Truyện ngắn là thể loại khó viết nhất. Bạn sẽ phải làm mọi việc có trong một cuốn tiểu thuyết (giới thiệu nhân vật, xây dựng xung đột, phát triển nhân vật, giải quyết xung đột) mà chỉ trong hai mươi hoặc ba mươi trang giấy. Hãy tôn trọng thể loại truyện ngắn. Nó không dễ chút nào!
Đừng lười viết. Đừng kết thúc câu chuyện khi người đọc vẫn còn mơ hồ. Bạn có thể dùng kết thúc mở, nhưng chỉ khi bạn dự định viết phần tiếp theo, hoặc trong trường hợp truyện ngắn "We Can Remember It for You Wholesale", nếu cái kết mở là một phần thống nhất của toàn bộ câu chuyện.
Đừng quá tự hào khi hoàn thành xong tác phẩm của mình. Bạn đừng khiến mình thất vọng, vì điều đó rất có thể xảy ra – nhất là khi bạn nộp bản thảo cho nhà xuất bản. Thay vì thế, hãy giữ thái độ chuyên nghiệp và tránh điều đó.
Các ý tưởng không được bảo vệ bản quyền, chỉ có cách diễn đạt ý tưởng mới có quyền này. Có vô số các cốt truyện có sẵn. Bạn có thể thoải mái mượn các nét chính của bất cứ tác phẩm nào – nhà văn nào cũng đều thế cả.
Đừng bỏ dở câu chuyện đang viết để viết một câu chuyện mới hoàn toàn khác.


      Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Cách Viết Truyện Ngắn Như Thế Nào? (Phần 3)

Truyện ngắn là một thể loại tuyệt vời đối với nhiều nhà văn. Không như viết tiểu thuyết, một công việc được cho là nặng nhọc và hao tổn sức lực, hầu như ai cũng có thể phác thảo - và quan trọng nhất - hoàn thành một truyện ngắn. Tuy nhiên bạn đừng cho rằng truyện ngắn dễ viết hoặc không có tính nghệ thuật và kém giá trị hơn tiểu thuyết. Công việc này đòi hỏi sự rèn luyện, tính kiên trì và óc tưởng tượng, nhưng bạn hoàn toàn có thể sáng tác những truyện ngắn của chính mình và khởi đầu cuộc hành trình trở thành tác giả tiếp theo có sách bán chạy nhất!

12.Xem lại và chỉnh sửa

Khi hoàn tất câu chuyện, bạn hãy đọc lại và sửa những lỗi kỹ thuật cũng như các lỗi về ngữ nghĩa và logic. Nói chung, bạn cầm đảm bảo mạch truyện phải trôi chảy, các nhân vật và vấn đề của họ được đặt ra và giải quyết một cách hợp lý.
Nếu có thời gian, bạn hãy nghỉ vài ngày hoặc vài tuần trước khi chỉnh sửa. Việc thoát ra khỏi câu chuyện sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn khi bạn quay trở lại.

13.Thu thập ý kiến của người khác

Gửi bản đã chỉnh sửa cho một người thân hoặc bạn bè để nhờ họ xem lại, chỉnh sửa và cho ý kiến. Nói với người đó rằng bạn muốn nghe những nhận xét thật lòng. Dành thời gian cho họ đọc và ngẫm nghĩ về câu chuyện, cung cấp bản sao để họ viết vào đó.
Xem xét mọi ý kiến của người phê bình – không chỉ là những điều bạn thích nghe. Cảm ơn người xem giúp bản thảo và không tranh cãi với họ.
Thu thập những phần chỉnh sửa và các gợi ý mà bạn cho là có giá trị. Công việc sáng tác của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn cân nhắc kỹ những lời phê bình có tính xây dựng, nhưng bạn không cần phải làm theo mọi lời khuyên. Không phải gợi ý nào cũng tốt. Truyện là của bạn, và quyền quyết định cuối cùng là ở bạn!

14.Đừng bỏ cuộc


Bạn có thể cảm thấy nản lòng khi gặp khó khăn trong quá trình viết. Bạn có thể mất đi nhiệt huyết, nổi giận với các nhân vật, đau buồn – thậm chí cảm thấy tội lỗi – khi nhân vật yêu quý của bạn qua đời hoặc bị giết.
Hãy hiểu rằng rất có thể trong vài thời điểm nào đó bạn sẽ hoài nghi về khả năng viết của mình. Điều này là hoàn toàn bình thường. Bạn sẽ cảm thấy không đáng để tiếp tục viết, cảm thấy mình nên từ bỏ và bằng lòng làm người phục vụ ở căng tin! Những ý nghĩ này khi đã xuất hiện sẽ dễ dàng xâm chiếm đầu óc bạn và buộc bạn phải đầu hàng.
Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của người viết là học cách đánh bại những cảm giác đó và tiếp tục viết. Khi bắt đầu có cảm giác hoài nghi hoặc mệt mỏi và nản chí, bạn hãy ngừng viết! Bạn có thể đứng dậy, đi dạo một vòng, tìm một món gì đó nhấm nháp, xem ti vi hoặc làm bất cứ điều gì giúp bạn thư giãn. Bạn sẽ quay trở lại với một tâm trí tươi mới để tiếp tục công việc. Có thể bạn vẫn chưa có hứng thú viết, nhưng hãy nhắc đến vài điều tốt đẹp về truyện ngắn của mình – bất cứ điều gì, từ một đoạn văn hay, một đoạn hội thoại sâu sắc cho đến một nhân vật thú vị mà bạn đã tạo ra – và tự chúc mừng mình. Bạn đang làm một công việc mà hiếm người làm được.
Nếu có ai đó biết đến và đã đọc truyện ngắn của bạn thì đó có thể là một nguồn khích lệ lớn đối với bạn. Tự nhủ rằng bạn sẽ hoàn thành câu chuyện vì đó là mong muốn của bạn. Cho dù câu chuyện này không phải là hay nhất – nhưng rồi bạn sẽ có những truyện khác. Nếu có mục tiêu để hoàn thành tác phẩm thì bạn sẽ quyết tâm làm được.


Đọc truyện! Không gì có thể giúp bạn học cách viết truyện ngắn tốt hơn là đọc những truyện ngắn hay. Để ý đến phong cách của tác giả và cách mà họ tận dụng lợi thế của sự súc tích để khiến câu chuyện có ý nghĩa hơn.
Khi đọc tác phẩm của nhiều tác giả với các phong cách khác nhau, bạn có thể học cách dùng nhiều “giọng văn” cho từng truyện ngắn của mình và làm phong phú thêm sắc màu sáng tạo của bạn. Chú ý cách mà các tác giả phát triển tính cách nhân vật, viết lời thoại và cấu trúc cốt truyện của họ. Sau đây là một số gợi ý:
·         "I, Robot" (Tôi là rô-bốt) của Issac Asimov.
·         "Steps" (Những bước chân) của Jerzy Kosinski.
·       "The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County" (Con ếch nhảy trứ danh hạt Calaveras), của Mark Twain.
·    "The Secret Life of Walter Mitty" (Bí mật của Walter Mitty) của James Thurber.
·         "A Sound of Thunder" (Sấm rền) của Ray Bradbury.
·         "Three Questions" (Ba câu hỏi) của Leo Tolstoy
·         "Mr Gum and the Power Crystals" (Lão Kẹo Gôm và pha lê nhiệm màu) của Andy Stanton, truyện viết cho trẻ em (đây là truyện cơ bản)
·         "Brokeback Mountain" (Chuyện tình núi Brokeback) của Annie Proulx
   Ghi chú: nhiều truyện ngắn trong số này đã được chuyển thể thành các bộ phim thành công rực rỡ hoặc trở thành các hiện tượng văn hóa quen thuộc. Ví dụ, “Sấm Rền”, một tác phẩm được tái bản nhiều lần nhất mọi thời đại, đã đặt ra thuật ngữ “hiệu ứng cánh bướm”. Các truyện ngắn của Philip K. Dick đem đến cho chúng ta các bộ phim như Blade Runner (Tội phạm người máy) dựa trên cốt truyện "Do Androids Dream of Electric Sheep", phim Total Recall (Truy tìm ký ức) dựa theo truyện "We Can Remember It for You Wholesale, phim Minority Report (Bản báo cáo cuối cùng) và phim A Scanner Darkly (Máy quét nhân dạng) dựa theo các truyện ngắn cùng tên của ông, cùng các bộ phim và trò chơi điện tử khác. Quan trọng là ghi nhớ những điều này để bạn có được lợi thế khởi đầu.

       Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Cách viết truyện ngắn như thế nào? (phần 2)

Hãy cùng nhau tìm hiểu cách viết truyện ngắn như thế nào. Xem phần 1 tại đây.
5.Giới hạn phạm vi câu chuyện

Một cuốn tiểu thuyết có thể trải dài hàng triệu năm, bao gồm nhiều cốt truyện phụ, nhiều địa điểm và cả một hệ thống các nhân vật phụ. Tuy nhiên, các sự kiện chính trong truyện ngắn nên được giới hạn trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (vài ngày hoặc thậm chí chỉ vài phút). Ngoài ra, để đạt được hiệu quả mong muốn, thông thường bạn không thể triển khai hơn một cốt truyện, hai hoặc ba nhân vật chính và một bối cảnh. Nếu muốn kể một câu chuyện có phạm vi rộng hơn, có lẽ bạn nên viết truyện vừa hoặc tiểu thuyết.
6.Xác định nhân vật dẫn chuyện


Một câu chuyện có thể được kể trên ba góc nhìn chính: ngôi thứ nhất (‘’Tôi’’), ngôi thứ hai (bạn), và ngôi thứ ba (“anh ta hay ‘’cô ta’’). Khi truyện được kể ở ngôi thứ nhất, một nhân vật trong truyện ngắn đóng vai trò là người kể chuyện; với truyện dưới góc nhìn ở ngôi thứ hai, người đọc trở thành một nhân vật trong truyện, và truyện ở ngôi thứ ba sẽ được kể bởi một nhân vật ngoài cuộc. (Truyện kể ở ngôi thứ hai rất hiếm).
Nhớ rằng người dẫn chuyện ở ngôi thứ nhất chỉ kể những gì mình biết (giới hạn ở những điều tận mắt nhìn thấy hoặc nghe người khác kể lại), trong khi người dẫn chuyện ở ngôi thứ ba có thể biết tất cả và đi vào ý nghĩ của từng nhân vật (ngôi thứ ba thông suốt) hoặc có thể chỉ giới hạn ở những điều mà một nhân vật nhìn thấy (ngôi thứ ba giới hạn).
Bạn cũng có thể pha trộn và kết hợp các nhân vật dẫn chuyện. Ví dụ, bạn có thể dùng cách dẫn chuyện ở ngôi thứ nhất trong một chương, và chương sau chuyển sang ngôi thứ ba, hoặc thậm chí có thể sử dụng ngôi thứ nhất trên các góc nhìn của nhiều nhân vật. Một ví dụ tiêu biểu cho nghệ thuật này là truyện ngắn "Rashōmon" của Akutagawa Ryūnosuke. Tác phẩm này sau đó đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên của đạo diễn Akira Kurosawa.

7.Sắp xếp các ý tưởng


Sau khi đã chuẩn bị các yếu tố cơ bản của truyện, có lẽ bước hữu ích tiếp theo là lập các mốc thời gian để bạn có thể dựa vào đó mà quyết định điều gì sẽ xảy ra vào khi nào.
Truyện ngắn của bạn nên có ít nhất phần giới thiệu, sự kiện khởi đầu, xung đột tăng dần, cực điểm của cao trào, xung đột giảm dần, và cuối cùng là kết thúc câu chuyện. Bạn có thể vẽ hoặc viết ra hình ảnh mô tả thật đơn giản về những sự kiện xảy ra trong từng giai đoạn. Điều này sẽ giúp bạn tập trung khi viết truyện và dễ dàng thay đổi các tình tiết. Như vậy bạn có thể duy trì mạch truyện chặt chẽ cho toàn bộ câu chuyện.

8.Bắt đầu viết truyện


Tùy vào việc bạn phác thảo cốt truyện và nhân vật kỹ lưỡng đến đâu, quá trình thực sự viết có thể chỉ đơn giản là chọn câu chữ.
Tuy nhiên, viết truyện ngắn là một công việc hao tâm tổn trí. Có lẽ bạn không hiểu rõ về cốt truyện và các nhân vật của mình như bạn tưởng, nhưng không sao – theo một nghĩa nào đó, các nhân vật sẽ nói cho bạn biết về những điều họ cần, ngay cả khi bạn dồn họ đến chân tường. Hơn nữa, đâu phải bạn không thể viết lại bản nháp thứ hai!

9.Mở đầu ấn tượng


Trang viết đầu tiên – một số cho rằng câu mở đầu – của bất kỳ một bài viết nào cũng cần phải thu hút người đọc và khơi gợi sự tò mò khiến người ta muốn đọc tiếp.
Mở đầu nhanh gọn là điều rất quan trọng trong thể loại truyện ngắn, bởi bạn không có nhiều đất để kể câu chuyện. Đừng rề rà với phần giới thiệu dài dòng về nhân vật hoặc những mô tả không mấy thú vị về bối cảnh: hãy đi thẳng vào cốt truyện và dần dần tiết lộ các chi tiết về nhân vật và bối cảnh khi phát triển câu chuyện.

10.Tiếp tục viết


Bạn sẽ gặp phải một vài trở ngại trong quá trình viết. Tuy nhiên dù sao thì bạn cũng sẽ phải vượt qua. Bạn hãy dành thời gian mỗi ngày để viết và đặt mục tiêu để hoàn thành, giả dụ như mỗi ngày một trang. Cho dù những trang viết của bạn ngày hôm đó cuối cùng nằm trong sọt giấy thì bạn cũng đã viết và suy nghĩ về câu chuyện, và điều đó sẽ giúp bạn bước tiếp.
Cân nhắc tham gia một nhóm viết văn hoặc các hoạt động sáng tác. Một hoạt động rất tuyệt dành cho những các tác giả đủ thể loại là "National Novel Writing Month," (tháng viết tiểu thuyết quốc gia), hay gọi tắt là NaNoWriMo. Từ mùng 1 đến 30 tháng mười một hàng năm, bạn sẽ có nhiệm vụ viết một cuốn tiểu thuyết với ít nhất 50.000 từ. Chất lượng và sự xuất sắc không được tính đến – mục đích ở đây là đặt bút viết. Bạn có thể kiểm tra các đường dẫn để tìm hiểu thêm thông tin.

11.Để cho câu chuyện tự kể
Khi phát triển câu chuyện, có thể bạn muốn lái cốt truyện sang một hướng khác với dự định ban đầu, hoặc bạn muốn thay thế hay loại bỏ một nhân vật. Hãy lắng nghe các nhân vật của bạn khi họ mách bảo bạn thay đổi, và đừng lo phá vỡ toàn bộ kế hoạch ban đầu nếu bạn có thể kể một câu chuyện hay hơn trong quá trình viết truyện ngắn.


Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Cách viết truyện ngắn như thế nào?

Truyện ngắn là một thể loại tuyệt vời đối với nhiều nhà văn. Không như viết tiểu thuyết, một công việc được cho là nặng nhọc và hao tổn sức lực, hầu như ai cũng có thể phác thảo - và quan trọng nhất - hoàn thành một truyện ngắn. Tuy nhiên bạn đừng cho rằng truyện ngắn dễ viết hoặc không có tính nghệ thuật và kém giá trị hơn tiểu thuyết. Công việc này đòi hỏi sự rèn luyện, tính kiên trì và óc tưởng tượng, nhưng bạn hoàn toàn có thể sáng tác những truyện ngắn của chính mình và khởi đầu cuộc hành trình trở thành tác giả tiếp theo có sách bán chạy nhất!

1.Thu thập ý tưởng cho câu chuyện


Cảm hứng có thể đến bất cứ lúc nào, vì vậy bạn nên luôn có sẵn trong tay một cuốn sổ ghi chép để có thể ghi lại những ý tưởng chợt nảy ra.
Thông thường thì bạn sẽ chỉ nghĩ về những thông tin vụn vặt (một sự kiện thảm khốc mà bạn có thể xây dựng cốt truyện xoay quanh đó, một cái tên hoặc diện mạo của nhân vật, v.v…), nhưng đôi khi bạn gặp may, và toàn bộ câu chuyện bỗng hiện ra trong đầu bạn chỉ trong vài phút.
Học cách “động não” nếu bạn không thể tìm được cảm hứng hoặc cần viết truyện cấp tốc (chẳng hạn như viết truyện cho lớp). Nếu vẫn không thể nghĩ ra được ý tưởng nào, có thể bạn phải tìm cảm hứng từ bạn bè và người thân.
Trải nghiệm thường là một yếu tố tuyệt vời cho việc xây dựng một cốt truyện hay. Nhiều tác phẩm thần bí của Isaac Asimov xuất phát từ sự trải nghiệm về những sự kiện nào đó.
Nếu không thể nghĩ ra được ý tưởng nào, bạn hãy pha trộn các cốt truyện từ nhiều truyện ngắn khác nhau. Dựng lên một sự kiện nào đó – các sự kiện trong một câu chuyện không cần phải là thật.
Nếu bạn viết truyện theo một chủ đề, đừng hiểu đề bài theo nghĩa đen. Ví dụ: nếu chủ đề là “Cánh cửa mở”, bạn hãy nghĩ đến hình ảnh ẩn dụ. Bạn có thể nói về cánh cửa tâm hồn, một cuốn sách mở ra một thế giới khác, một cánh cửa dẫn bạn đến tương lai, hoặc một cơ hội để nắm bắt. Cố gắng chạm tới đề tài bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau; điều đó sẽ giúp câu chuyện của bạn có tính sáng tạo hơn.

2.Bắt đầu với những điều cơ bản của kỹ thuật viết truyện ngắn

Sau khi chọn được một ý tưởng, bạn cần nhớ các nghệ thuật cơ bản của truyện ngắn trước khi bắt tay vào viết. Các bước để viết nên một truyện ngắn hay là:
·      Hồi tưởng: Bắt đầu từ một sự kiện xảy ra trước khi câu chuyện được mở ra.
·      Đối thoại: đối thoại giữa các nhân vật hoặc độc thoại.
·      Hành động: Bắt đầu với một sự việc đang xảy ra hoặc nhân vật đang làm việc gì đó.
·       Giới thiệu: giới thiệu các nhân vật, bối cảnh, thời gian, thời tiết, v.v…
·     Sự kiện khởi đầu: một điểm trong câu chuyện là khởi đầu của xung đột dâng cao
·        Xung đột dâng cao: các sự kiện dẫn đến cao trào hoặc bước ngoặt.
·        Cực điểm của cao trào: đỉnh điểm hoặc bước ngoặt của câu chuyện.
·        Xung đột giảm dần: Câu chuyện bắt đầu đi đến hồi kết.
·      Kết thúc mở: không giải quyết câu chuyện và không cho người đọc biết kết cục diễn ra như thế nào để họ tự tưởng tượng ra cái kết. Điều này sẽ hữu ích trong trường hợp bạn không còn thời gian để viết phần kết.
·    Kết truyện: một cái kết hoàn chỉnh, theo đó xung đột chính trong câu chuyện được giải quyết – hoặc không! Bạn không cần phải viết theo thứ tự. Nếu có ý tưởng về một cái kết thú vị, bạn cứ thoải mái viết ra. Lùi lại hoặc tiến tới từ ý tưởng khởi đầu của bạn (có thể đó là phần mở đầu truyện hoặc không) và tự hỏi mình: “Điều gì đã xảy ra trước đó?”, “Tiếp theo sẽ xảy ra chuyện gì?”

3.Tìm cảm hứng từ những con người trong đời thực


Nếu gặp khó khăn trong việc tìm hiểu hoặc sáng tạo ra các đặc điểm của nhân vật, bạn hãy tìm trong chính cuộc sống của mình. Bạn có thể mượn những nét tính cách của người quen biết, thậm chí cả những người lạ lọt vào mắt bạn.
Ví dụ như, bạn có thể để ý thấy một người lúc nào cũng nhấm nháp cà phê, một người nói giọng oang oang, hoặc một người suốt ngày ngồi gõ bàn phím máy tính, v.v… tất cả những hình ảnh mà bạn quan sát được sẽ tạo thành một nhân vật rất thú vị. Nhân vật của bạn thậm chí có thể mang tính cách pha trộn của một vài người.

4.Hiểu về các nhân vật của mình


Để mọi người tin vào câu chuyện của bạn, các nhân vật trong đó phải hiện lên như ngoài đời thực. Đây có lẽ là một nhiệm vụ khá thách thức khi phải tạo nên những nhân vật vừa chân thực mà phải vừa thú vị. Sau đây là một số chiến thuật giúp bạn tạo nên những “con người thật” cho câu chuyện của bạn:
Viết một danh sách, trong đó ghi tên của nhân vật và mọi thuộc tính gắn với nhân vật đó mà bạn có thể nghĩ ra, từ vị trí của nhân vật trong dàn nhạc đến màu sắc yêu thích của họ, từ những động lực trong cuộc sống cho đến những món ăn mà họ yêu thích. Nhân vật có nói giọng địa phương không? Có nét độc đáo nào trong phong cách của họ không? Bạn không cần phải đưa hết mọi thông tin trên vào truyện, nhưng nếu bạn biết càng nhiều thì các nhân vật của bạn càng sinh động và chân thực đối với cả bạn và người đọc.
Nhớ rằng không nên tạo tính cách hoàn hảo cho các nhân vật. Mỗi nhân vật cần phải có một vài thiếu sót, một số rắc rối, một vài điểm không hoàn hảo và những điều bất an. Có thể bạn cho rằng không ai thích xem một nhân vật có nhiều nhược điểm, nhưng thực tế thì hoàn toàn trái lại. Người Dơi đã không thể trở thành Hiệp Sĩ Bóng Đêm nếu anh ta không phải là người xa lánh xã hội!
Người đọc có thể đồng cảm với các nhân vật có khiếm khuyết, vì điều đó gần với thực tế của cuộc sống. Khi suy nghĩ về các nhược điểm của nhân vật, bạn không cần phải tạo ra những điều to tát và kỳ quặc (mặc dù bạn hoàn toàn có khả năng đó). Đối với hầu hết các nhân vật, bạn nên cố gắng bám vào những điều mình biết. Ví dụ như, nhân vật của bạn có tính khí nóng nảy, sợ nước, cô độc, không thích tiếp xúc với mọi người, hút thuốc như ống bễ, v.v… Bất cứ đặc điểm nào cũng đều có thể phát triển theo cùng câu chuyện.
Đón xem tiếp phần 2.

         Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!