• Tự xuất bản sách - Mảnh đất tiềm năng cho các Tác giả - Chuyên gia...

    Tự xuất bản sách là một chương trình hành động mang đến một trải nghiệm quan trọng chính là bạn có thể xuất bản được quyển sách cho chính mình chỉ với những bước cực kỳ đơn giản...

  • Tại sao xuất bản sách lại quan trọng đối với bạn?

    Tại sao xuất bản sách lại quan trọng đối với bạn và làm thế nào để trở thành một tác giả thành công? Có lẽ mỗi người trong chúng ta ai sống trên cuộc đời này điều mong muốn để lại một điều gì đó cho đời...

  • Xuất bản sách - Con đường thành công của Doanh nhân

    Nếu bạn là doanh nhân và mong muốn tiếp thị sản phẩm cũng như tiếp thị doanh nghiệp của mình đến với công chúng thì xuất bản sách là một trong những lựa chọn hết sức khôn ngoan dành cho bạn...

Hiển thị các bài đăng có nhãn hướng dẫn xuất bản sách. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hướng dẫn xuất bản sách. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Làm sao để tìm kiếm nhà xuất bản sách phù hợp với cuốn sách của bạn?

Lần trước, tôi đã giới thiệu những bước cơ bản để viết sách. Lần này, tôi xin giới thiệu cách để tìm được một nhà xuất bản sách phù hợp.

1. Hoàn thành cuốn sách


Bạn sẽ làm phiền một người bạn truy vấn quyển sách cho bạn nếu cuốn sách của bạn chưa hoàn thành. Do đó, bạn nên hoàn tất nó một cách hoàn chỉnh nhất thì bạn có thể nhấn 'gửi' ngay khi nhà xuất bản yêu cầu một bản thảo đầy đủ. Hãy tưởng tượng rằng, nếu một nhân viên phục vụ trong một nhà hàng đang xác nhận những món đặc biệt mà bạn đã đặt hàng rồi, sau đó cô ấy trở lại bàn của bạn để nói với bạn rằng những món ăn đó là bốn tuần mới có, bạn cảm thấy thế nào? Khá bực mình. Phía bên nhà xuất bản cũng vậy, họ yêu cầu đầy đủ trong vòng vài giờ khi gửi email. Đây là một chi tiết quan trọng bạn phải chú ý trước khi có ý định tìm nhà xuất bảnsách.

2. Đừng bao giờ ngừng chỉnh sửa quyển sách


Khi bạn gửi bản thảo đi rồi, bạn cũng nên dành thời gian chăm sóc nó như một đứa bé vậy. Mỗi lúc rãnh rỗi và trong thời gian đợi xét duyệt của nhà xuất bản sách, bạn có thể dành thời gian để nghiên cứu thêm sách của bạn đã hợp lý chưa, chi tiết có ổn hay không, có lỗi chính tả nào không. Bản thân tôi hay các tác giả khác cũng vậy, dù bản thảo đã được gửi đến nhà xuất bản sách rồi, tôi vẫn cố gắng đọc lại nó vài lần nữa để tìm ra những điểm chưa tốt. Đến khi bạn cảm thấy mọi thứ đã ổn rồi, bạn có thể tự tin và cảm thấy thoải mái để chuẩn bị tinh thần cho những bước tiếp theo.

3. Nghiên cứu các đại lý của bạn


Mặc dù hiện tại Việt Nam đã có rất nhiều nhà xuất bản sách khác nhau, từ các hãng có tên tuổi đến các công ty mới thành lập, bạn cũng phải cân nhắc kỹ một nhà xuấtbản phù hợp với tiêu chí và nội dung cuốn sách bạn muốn đề cập đến. Hoặc nếu bạn không rõ về tiêu chí của các nhà xuất bản sách là như thế nào, bạn có thể nghiên cứu thêm về những dòng sách họ đang xuất bản. Còn cách khác là bạn phải thể hiện rõ được tiêu chí và nội dung cuốn sách của bạn cho họ hiểu như sau:
a. Thể hiện thể loại của bạn, tốt hơn là họ sẽ nêu rõ điều này ngay phút đầu tiên bạn gửi bản thảo.
b. Thị hiếu của các độc giả. Số lượng khách hàng mà bên nhà xuất bản sách đang có liệu có phù hợp với cuốn sách của bạn hay không.
c. Có một hồ sơ rõ ràng. Ít nhất, một nhà xuất bản sách cho bạn phải có lý lịch rõ ràng, có giấy phép kinh doanh hay thực hiện nghĩa vụ đúng với quy định nhà nước. Khi đó, bạn mới tin tưởng trao đứa con tinh thần của mình cho họ được.

4. Viết một bản tóm tắt



Bản thân tôi biết rõ tóm tắt là một điều khủng khiếp. Đôi khi thật khó để tóm tắt tác phẩm của mình trong cách hay nhất. Một số cuốn sách, bạn có thể bao gồm một số lưu ý ở cuối để nói rằng nó bao gồm các chủ đề làm mẹ, hoặc bất cứ điều gì, nhưng những gì tôi nghĩ rằng tóm tắt nên thực sự làm là biểu đồ cốt truyện chính của bạn. Cho dù tôi có nhiều chủ đề phụ trong cốt truyện chính.
Một bản tóm tắt chỉ khoảng 1 đến 2 trang là ổn. Không mất nhiều thời gian để đọc nhưng vẫn hiểu được ý bạn muốn nói. Nhiều đại lý nói rằng họ nhìn vào thư truy vấn, và sau đó là các chương, và bản tóm tắt chỉ có để đảm bảo rằng cuốn sách của bạn có nội dung phù hợp với họ hay không, nếu nội dung phù hợp thì họ mới yêu cầu bạn gửi toàn bộ bản thảo.

5. Viết một lá thư truy vấn

Ngày nay với tốc độ phát triển của internet, bạn có thể dễ dàng gửi đi lá thư truy vấn của mình cho nhà xuất bản sách chỉ trong vòng vài giây. Điều này cũng tùy thuộc vào các yêu cầu bên phía nhà xuất bản sách nếu họ không chấp nhận thư điện tử thì bạn đành lòng phải đi đến nhà xuất bản để gửi bản thảo hoặc gửi qua đường bưu điện. Sau đây là nội dung lá thư truy vấn tôi thường gửi đi.
a. Một đoạn văn về lý do tại sao tôi muốn làm việc với đại lý đó. Tôi đã nói rất cụ thể. Có thể bạn yêu thích một cuốn sách trong những tác phẩm đã xuất bản của họ hoặc họ có những thành tích, kinh nghiệm dày dặn trong ngành xuất bản sách.
b. Tóm tắt vài dòng bản thảo của bạn. Ví dụ: câu chuyện về một cậu bé có sức mạnh phi thường, bị bạn bè chế giễu và bắt nạt. Sau đó, cậu ta phát hiện cậu ta là con của một vị thần trong huyền thoại Hi Lạp, …
c. Một câu rất ngắn về bản thân bạn. Bạn đang sinh sống và làm việc ở đâu, bạn đã từng xuất bản cuốn sách nào chưa, …

6. Gửi bản thảo và đợi xét duyệt



Gửi bản tóm tắt hoặc ba chương đầu tiên và truy vấn đến năm nhà xuất bản bạn đã chọn lựa.
Thường thì các đại lý, cơ quan sẽ phản hồi ngày họ xét duyệt xong bản thảo của bạn (thông thường là 45 ngày kể từ khi gửi bản thảo). Bạn cũng nên lưu lại thời gian trả lời của họ, nếu đến ngày đó, họ vẫn chưa trả lời thì bạn nên gọi điện thoại để nhắc nhở họ.

7. Hãy chuyên nghiệp trong mọi giao dịch

Khi bạn bị từ chối, đừng tranh cãi. Khi bạn nhận được yêu cầu gửi bản thảo đầy đủ, chỉ cần gửi sách bằng email thông thường nếu nhà xuất bản đồng ý.

8. Khi một đại lý muốn nói chuyện


Có thể họ thấy bạn là một tác giả tiềm năng, và bản thảo của bạn rất hay thì họ sẽ liên hệ để gặp bạn để trao đổi quá trình xuất bản sách như thế nào. Hãy cố gắng thuyết phục họ cũng như chú ý tất cả những điều kiện hợp dồng họ đưa ra cho bạn. Đừng trả lời đồng ý ngay lập tức, hãy suy nghĩ và cân nhắc những điều kiện hợp đồng đó có phù hợp với bạn hay không.

9. Nếu họ cung cấp đại diện khác

Thật không may mắn nếu họ không thể xuất bản sách của bạn vì không hợp với tiêu chí của họ, tuy nhiên họ sẽ giới thiệu với bạn những nhà xuất bản sách khác. Hãy cám ơn họ thật lịch sự vì biết đâu trong tương lai bạn sẽ có cơ hội làm việc với họ lần nữa.


Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!



Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Xuất bản sách như thế nào? Làm sao để xuất bản sách thành công?


 Để xuất bản một tác phẩm, cuốn sách tại Việt Nam quy định bắt buộc là cuốn sách đó phải có cấp phép của một nhà xuất bản trong số trên 60 Nhà xuất bản đang hoạt động tại Việt nam.
Chúng xin giới thiệu quy trình xuất bản sách như thế nào (xuất bản lần đầu tiên và tái bản, sách viết và dịch, bao gồm tất cả các thể loại) tại Việt Nam, gồm các khâu cụ thể như sau:

1. Quyết định xuất bản



Tác giả hoặc cá nhân, tổ chức sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm, cuốn sách chọn một nhà xuất bản có chức năng phù hợp với nội dung tác phẩm, cuốn sách và gửi bản thảo (in ra trên giấy A4 hoặc bản file) cho Nhà xuất bản. Nhà xuất bản đọc duyệt, biên tập nội dung theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nhà xuất bản khi kiểm duyệt nội dung thấy đáp ứng được quy định, thực hiện đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định và nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đăng ký xuất bản.
          Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN); trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do
          Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản đối với từng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm tái bản. Thời hạn để ra quyết định xuất bản chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký; trường hợp không thực hiện việc xuất bản, nhà xuất bản phải báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm xác nhận đăng ký và số xác nhận đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) đã được cấp không còn giá trị thực hiện.
     Quyết định xuất bản được kí bởi Giám đốc hoặc Phó giảm đốc được ủy quyền của nhà xuất bản, và có thời hạn ghi rõ trên giấy phép, nơi chỉ định in xuất bản phẩm.


2. Liên kết xuất bản:


 Nhà xuất bản được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi chung là đối tác liên kết) sau đây để xuất bản đối với từng xuất bản phẩm:
a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
b) Nhà xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở phát hành xuất bản phẩm.
          c) Tổ chức khác có tư cách pháp nhân
 Hình thức liên kết của nhà xuất bản với đối tác liên kết bao gồm:
          a) Khai thác bản thảo.
b) Biên tập sơ bộ bản thảo
          c) In xuất bản phẩm.
          d) Phát hành xuất bản phẩm.
          Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
          a) Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản;
b) Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết. Hợp đồng liên kết phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngoài việc phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này, đối tác liên kết phải có biên tập viên.
          Đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị; lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhàxuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo.

3. Chế bản điện tử
          Sau khi có quyết định xuất bản, dữ liệu tác phẩm, cuốn sách được đánh máy và trình bày lại theo khổ sách được chọn in, và được in ra trên một loại giấy gọi là giấy can (tiếng Pháp: Papier calque - giấy để sao chép, đồ lại) là giấy có khả năng thấu quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua) và chuyển đến nhà in.

4. Thiết kế bìa



          Bìa 1 (bìa trước của cuốn sách) phải ghi rõ tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản.
         Bìa 4 phải ghi giá bán lẻ đối với sách kinh doanh; đối với sách do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “sách Nhà nước đặt hàng”; đối với sách không kinh doanh phải ghi là “sách không bán”, mã vạch chuẩn,…. Tác giả được in hình ở bìa 4 để giới thiệu. Bìa cấm quảng cáo bất kì loại gì.
       Ghi trên cùng một trang sách:  Họ tên và chức danh của tổng giám đốc (giám đốc) chịu trách nhiệm xuất bản; họ tên và chức danh của tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung; họ tên biên tập viên; khuôn khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; họ tên người trình bày, minh họa; họ tên người biên tập kỹ thuật, họ tên người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN).

 5. In – gia công – đóng gói tác phẩm, cuốn sách



          Cơ sở in chỉ được nhận in xuất bản sản phẩm theo quy định sau đây:
          a) Đối với xuất bản phẩm thực hiện thông qua nhà xuất bản thì phải có quyết định xuất bản (bản chính) và bản thảo có chữ ký duyệt của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.
b) Đối với tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản (bản chính) và bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 25 của Luật xuất bản.
c) Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài phải có giấy phép in gia công và bản mẫu xuất bản phẩm đặt in gia công có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 34 của Luật xuất bản.
          Việc nhận in xuất bản sản phẩm phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật giữa cơ sở in với nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
          Số lượng xuất bản phẩm được in phải được thể hiện trong hợp đồng và phải phù hợp với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.

6. Nộp xuất bản sản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản sản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam


          Tất cả xuất bản sản phẩm phải nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành. Việc nộp lưu chiểu xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:
          a) Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản phải nộp ba bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản.
          b) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản phải nộp hai bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp một bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
c) Đối với xuất bản phẩm tái bản không sửa chữa, bổ sung thì nộp một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp có sửa chữa, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
d) Xuất bản phẩm có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật thì chỉ nộp tờ khai lưu chiểu.
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày xuất bản phẩm được phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp ba bản cho Thư viện Quốc gia; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản.

7. Phát hành
          Sách sau khi được in ra, được kiểm tra chất lượng, và hoàn thành nộp lưu chiểu. Tác phẩm, cuốn sách chỉ được phát hành khi được nhà xuất bản ra quyết định phát hành.
          Mọi cá nhân và tổ chức đều có thể xuấtbản tác phẩm, sách của mình, miễn là tuân thủ theo đúng các quy định của Luật xuất bản Việt Nam, cụ thể thực hiện đúng quy trình xuất bản một tác phẩm, sách tại Việt Nam như đề cập trên.
                                                                                                Lawyervn.net


Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Viết sách, các nguồn cảm hứng giúp bạn viết tốt hơn


Con người vốn dĩ là những người kể chuyện. Nhưng khi phải viết nên một câu chuyện hay, bạn có thể sẽ cảm thấy bối rối, ngay cả khi bạn sở hữu trí tưởng tượng sống động và vô vàn ý tưởng tuyệt vời. Bạn sẽ muốn tạo nên một tác phẩm độc đáo, chứ không phải sáo rỗng! Để viết nên một câu chuyện hay, bạn cần phải tìm cảm hứng, phát triển nội dung, và sau đó, xem xét lại những gì mà bạn đã viết cho đến khi bạn đã tạo nên câu chuyện hay nhất có thể. Nếu bạn muốn viết sách về một mẩu truyện ngắn hay, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản sau:


1. Tìm cảm hứng bằng cách chú ý đến thế giới và môi trường xung quanh



Nếu bạn muốn viết một mẩu truyện ngắn hay, hoặc thậm chí là truyện dài, bạn cần phải nhớ không ngừng quan sát và lắng nghe, và cho phép thế giới truyền cảm hứng cho bạn! Bạn có thể tham khảo ý kiến của người khác về thế giới xung quanh họ, vì câu chuyện mà bạn sẽ viết là dành cho nhiều dạng khán giả, vì vậy, bạn không nên chỉ theo sát quan điểm của riêng mình. Bạn cũng không nên dành quá nhiều thời gian, công sức hoặc mô tả quá mức trong tác phẩm của mình. Sau đây là một vài biện pháp khá tuyệt vời để thu thập chi tiết có thể dẫn dắt bạn hình thành một mẩu truyện ngắn:
Đọc sách. Kinh nghiệm sẽ giúp ích cho bạn. Đọc sách rất tốt cho não bộ, nó sẽ giúp cung cấp cho bạn khái niệm về một quyển sách hay được xuất bản. Tất nhiên, trên thế giới này có hàng triệu quyển sách, tuy nhiên, bạn nên cố gắng đi đến thư viện địa phương và tìm kiếm loại sách phù hợp với sở thích của bạn. Mỗi con người và mỗi quyển sách đều khác nhau. Có thể chúng sẽ cung cấp cho bạn một vài câu văn hay để bắt đầu, truyền nguồn cảmhứng, và cho bạn biết về đề tài mà bạn muốn viết. Bạn nên đọc nhiều loại sách khác nhau để tăng cường vốn từ và bạn sẽ nhanh chóng sở hữu tiền đề cho một câu chuyện tuyệt vời.
Nhận biết đặc điểm tiêu biểu thú vị của nhân vật. Có lẽ bạn nhận thấy rằng người hàng xóm của bạn thích nói chuyện với cây trồng của họ hoặc thường dẫn mèo đi dạo vào mỗi buổi sáng. Một lần nữa, phương pháp này có nghĩa là bạn cần phải hợp tác với thế giới xung quanh. Chị/em gái của bạn có phải là người lập dị? Có thể cô ấy sở hữu đặc tính này trong tính cách của mình. Bạn nên suy nghĩ về cuộc sống nội tâm của dạng người này để xem liệu bạn có thể xây dựng được một câu chuyện từ đó hay không.
Chú ý đến môi trường xung quanh. Bạn có thể đi dạo hoặc dành một chút thời gian để ngồi quan sát trong công viên và xem bạn sẽ tìm được điều gì. Có lẽ bạn sẽ trông thấy một bó hoa hồng nằm bên một rãnh nước, hoặc một đôi giày thể thao mới trên chiếc ghế trong công viên. Bằng cách nào mà chúng có mặt ở đó? Hãy suy ngẫm và mơ mộng!
Lắng nghe mọi người khi họ trò chuyện. Chỉ cần một câu nói thú vị mà bạn nghe thoáng qua cũng có thể tạo cảm hứng cho bạn viết nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Có thể bạn sẽ nghe một ai đó nói rằng "Không ai hiểu tôi cả...", hoặc "Chú chó nhà tôi thích tra tấn mọi người đàn ông mà tôi hẹn hò...". Liệu chúng có đủ để bạn bắt đầu một câu chuyện? Chắc chắn là đủ!

2.Lấy cảm hứng từ viễn cảnh "Sẽ ra sao nếu như…"


Đây là phương pháp tuyệt vời khác để bắt đầu một mẩu truyện ngắn. Khi bạn chú ý đến thế giới, bạn không nên chỉ tập trung vào sự thật mà hãy nhớ chú tâm vào khả năng có thể xảy ra. Khi bạn thật sự chú ý đến một câu chuyện mà bạn nghe hoặc hình ảnh mà bạn trông thấy, hãy tự hỏi bản thân rằng "Nhưng sẽ ra sao nếu như nó diễn ra theo cách này thay vì cách đó?", hoặc "Người đó sẽ làm gì nếu…". Theo sát tư tưởng này sẽ giúp bạn khám phá sự bí ẩn đang ám ảnh bạn.
Bạn không cần phải biết rõ kết thúc của câu chuyện khi chỉ mới bắt đầu. Thật ra, không biết hết mọi chuyện trước khi bắt đầu viết truyện sẽ giúp bạn khám phá nhiều khả năng có thể xảy đến hơn và giúp câu chuyện của bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Viễn cảnh "sẽ ra sao nếu như" có thể thiên về thực tế hoặc hoàn toàn thiên về ảo tưởng. Bạn có thể hỏi bản thân rằng "Sẽ ra sao nếu như chú chó nhà mình bắt đầu nói chuyện với mình?", hoặc "Sẽ ra sao nếu như người hàng xóm yêu mến chú chó nhà mình quá mức đến nỗi một ngày nào đó họ sẽ bắt cóc nó?"

3.Tìm cảm hứng từ trải nghiệm của bản thân


Mặc dù truyện ngắn thuộc thể loại tiểu thuyết, có khá nhiều mẩu truyện ngắn thiên về tự truyện. Nếu bạn đang viết về một điều gì đó thật sự đã xảy đến cho bạn hoặc một người nào đó mà bạn biết thì đây là thể loại văn xuôi hiện thực, nhưng tìm cảm hứng thông qua trải nghiệm của bản thân và nâng cấp nó lên mức độ tiểu thuyết mới mẻ là kế hoạch tuyệt vời để viết truyện ngắn, đặc biệt nếu bạn cảm thấy như thể bạn "không có gì để viết".
Nhiều người cho rằng bạn cần "viết những gì bạn biết". Tư duy phổ biến là nếu bạn lớn lên tại một nông trại ở Ba Vì, hoặc nếu bạn dành 10 năm để cố gắng trở thành một họa sĩ ở Đà Lạt, bạn nên viết về trải nghiệm này thay vì phỏng đoán về cuộc sống của một người nào đó tại nơi mà bạn chưa từng đến.
Nhiều nhà văn nói rằng bạn nên "viết về yếu tố mà bạn không biết trong điều bạn biết". Điều này có nghĩa là bạn cần phải bắt đầu từ phạm vi mà bạn quen thuộc và tiến đến khám phá yếu tố khiến bạn tò mò hoặc không biết rõ.
Nếu bạn quá chú tâm vào sự kiện thật sự đã diễn ra, bạn sẽ không có chỗ cho sự sáng tạo. Ví dụ, có lẽ bạn từng có một người bạn thời thơ ấu, người đã dọn đi nơi khác mà không thông báo cho bất kỳ ai, hoặc có thể là khi còn nhỏ, bạn bị mê hoặc bởi người điều hành Vòng đu quay và luôn tự hỏi chuyện gì đã xảy ra với người đó. Bạn nên khám phá thế giới này và xây dựng câu chuyện từ đó.

4.Lấy cảm hứng từ câu chuyện mà bạn đã từng nghe


Luôn nhớ chú ý đến câu chuyện có thể giúp bạn tạo nên một tiểu thuyết thật tuyệt vời mà bạn bè hoặc người thân của bạn đã kể. Nếu mẹ hoặc bà của bạn thường kể về thời thơ ấu của họ, bạn nên viết chúng ra giấy. Cố gắng hình dung xem trưởng thành trong một thời điểm hoặc một nơi khác sẽ như thế nào và bắt đầu viết về các khả năng. Không nên bực bội nếu bạn không biết gì về thời điểm đó; bạn luôn có thể nghiên cứu về nó.
Khi một người bạn của bạn nói với bạn rằng "Bạn sẽ không tin nổi chuyện đã xảy đến cho tôi trong tuần trước…", hãy chú tâm. Đây có thể sẽ là phần mở đầu cho tác phẩm của bạn.
Câu chuyện có thể xuất phát từ nơi bạn hoàn toàn không nghĩ đến. Có lẽ là người DJ trên radio đang hồi tưởng về thưở nhỏ của mình trong một vài câu nói ngắn gọn, và bạn bất ngờ bị lôi cuốn bởi suy nghĩ về cuộc đời của người đó.
Bạn nên cẩn thận:nếu bạn bị mang tiếng là nhà văn "đánh cắp" câu chuyện của người khác để sử dụng cho tiểu thuyết của mình, mọi người sẽ trở nên ngần ngại trong việc mở lòng với bạn.

5.Lấy cảm hứng từ bối cảnh


 Câu chuyện có thể đến từ ý thức mạnh mẽ về nơi chốn. Trong giai đoạn này, bạn cần phải biết rõ thể loại truyện mà bạn viết. Bối cảnh của truyện Khoa học Viễn tưởng có thể là phòng thí nghiệm dưới lòng đất, hoặc một câu chuyện kinh dị trong căn chòi xiêu vẹo. Bạn không cần phải lấy cảm hứng từ bãi biển tuyệt đẹp hoặc từ kỳ nghỉ tuyệt vời mà bạn đã có tại Venice. Thay vì vậy, hãy tìm cảm hứng từ sự bình dị. Bạn nên suy nghĩ về những mùa hè mà bạn đã trải qua trên vườn táo nhà bà của bạn khi bạn còn nhỏ; nhớ về thời điểm mà bạn vui đùa tại tầng hầm trong nhà người bạn thân thời phổ thông/trung học/tiểu học.
Viết về địa điểm có thể giúp bạn phát triển nhân vật thú vị và sự mâu thuẫn.

6.Tìm cảm hứng từ bài tập viết


Bài tập viết đã giúp rất nhiều nhà văn phát triển sự sáng tạo của mình, tìm kiếm cảm hứng tại nơi mà họ không ngờ đến, và ép buộc họ phải viết khi họ cảm thấy như thể họ "không có ý tưởng". Bạn có thể bắt đầu bằng cách tập viết mỗi ngày trong vòng 10 – 15 phút để khởi động tư duy, hoặc thậm chí là tập viết trong vòng 1 giờ ngay cả khi bạn hoàn toàn không có cảm hứng. Sau đây là một vài bài tập viết tuyệt vời để giúp bạn bắt đầu:[1]
Bắt đầu câu chuyện với lời mở đầu:"Tôi chưa từng nói cho bất kỳ ai biết điều này". Nếu câu chuyện của bạn dựa trên ngôi thứ nhất, bạn có thể bắt đầu bằng "Cô ấy đóng cửa lại. Những giọt nước mắt lăn dài trên má. Có phải anh ta đã lừa dối cô ấy?".
Ngắm nhìn bức tranh của một trang trại bình thường trên cánh đồng. Sau đó, mô tả nó theo quan điểm của người vừa mới phạm tội giết người. Thực hiện tương tự nhưng với quan điểm của cô gái vừa mất đi người mẹ của mình. Quan sát sự ảnh hưởng trong cách suy nghĩ của nhân vật đến cái nhìn của họ đối với thế giới. Hãy đặt mình vào tình thế của nhân vật!
Bạn chỉ cần viết trong 10 – 15 phút. Xem xét lại mọi điều mà bạn đã viết để sửa lỗi.
Chọn người mà bạn hoàn toàn không ưa trong cuộc sống. Bây giờ, bạn có thể viết một câu chuyện dựa trên quan điểm của người đó. Cố gắng khiến người đọc cảm thông với người đó càng nhiều càng tốt. Hãy nhớ rằng – đây là câu chuyện của bạn!
Cho phép nhân vật đem lại ngạc nhiên cho bạn. Viết về nhân vật mà bạn nghĩ rằng bạn biết khá rõ, và sau đó, hãy để người này thực hiện một điều gì đó khiến bạn hoàn toàn bất ngờ. Quan sát xem liệu điều này sẽ dẫn dắt bạn đến đâu. Nó sẽ khiến câu chuyện của bạn trở nên hấp dẫn hơn.
Sự tranh cãi. Hình thành cuộc tranh cãi giữa hai nhân vật về yếu tố vô cùng tầm thường, ví dụ như người nào sẽ đi đổ rác, hoặc người nào sẽ trả tiền cho bộ phim. Bạn nên nói rõ rằng cuộc tranh cãi này là về một điều gì đó to tát và nghiêm trọng hơn như ai sẽ kết thúc mối quan hệ này, hoặc ai đã cho đi quá nhiều nhưng không nhận lại được bất kỳ điều gì. Hãy để cho đoạn hội thoại làm công việc của mình. Tuy nhiên, tránh làm nó trở nên nhàm chán.
Ngôn ngữ cơ thể. Viết mô tả cho hai nhân vật đang ngồi cạnh nhau trong vòng 500 từ. Bạn cần phải cho đọc giả của bạn nhận thấy rõ cảm giác mà hai nhân vật này dành cho nhau mà không sử dụng đến lời đối thoại.

7.Tìm cảm hứng từ các mẩu truyện ngắn

Nếu bạn muốn thành thạo trong việc viết truyện ngắn, bạn cần phải tham khảo càng nhiều truyện ngắn càng tốt. Bạn nên đọc cả thể loại truyện kinh điển lẫn đương đại, và sử dụng kỹ năng viết lách của người khác để tạo cảm hứng cho chính mình viết nên câu chuyện ngắn của riêng bạn.




Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Biên tập sách có quan trọng hay không? Làm sao để tìm kiếm biên tập viên chuyên nghiệp?

Công việc biên tập sách gồm những gì?


Trước hết là một cái nhìn bao quát mang tính đánh giá về cuốn sách tương lai: Nó thêm được những nội dung gì cho độc giả? Nó có gì mới hơn so với một loạt cuốn sách có đề tài gần gũi với nó? Thử đặt vào vị trí công chúng để hình dung tác dụng của cuốn sách sẽ ra mắt, v.v… Bên cạnh đó là sự phát hiện những chỗ sai, chỗ yếu, chỗ thiếu…ở bản thảo cần được sửa chữa hoặc bổ sung để hoàn chỉnh trước khi đưa in. Sự phát hiện này phải đi kèm với việc người biên tập sách có khả năng trình bày và thuyết phục được tác giả cũng thấy như vậy và cùng hợp tác khắc phục. Đó là những việc mà người biên tập viên phải xử lý được trước một bản thảo sách thông thường. Riêng đối với loại sách biên khảo, chuyên đề nghiên cứu,…, công việc biên tập còn phải thể hiện cái nhìn của một nhà nghiên cứu đối với công trình mới của nhà nghiên cứu là tác giả cụ thể này (giúp tác giả tránh những sai sót không đáng có trong dữ liệu, trong nhận định, đánh giá…), công việc biên tập viên cũng phải thể hiện trách nhiệm của nhà xuất bản đối với người dùng sách thông qua năng lực làm các chú thích về nhân vật, về sự kiện lịch sử hoặc văn hoá, các chú thích về từ ngữ, năng lực thực hiện những bảng chỉ dẫn tra cứu (tra cứu chủ đề, tra cứu tên riêng) ở cuối sách. 

Khi hình thức liên kết xuất bản trở nên phổ biến, nhà xuất bản chỉ đứng tên còn các công ty sách đảm nhiệm mọi khâu, kể cả việc biên tập. Đội ngũ biên tập viên trẻ tuổi hình thành từ đó. Họ đọc bản thảo và quyết định liệu chúng có nên được xuất bản hay không và khi xuất bản thì loại sách này có bán chạy không? Quyết định này sẽ được kiểm chứng là đúng hay sai qua con mắt thị hiếu của người tiêu dùng. 

Những kĩ năng và trình độ cần có của một biên tập viên sách



Điều kiện đầu tiên với một biên tập viên là khả năng ngôn ngữ tốt, sử dụng từ ngữ, ngữ pháp chuẩn, linh hoạt, vốn từ rộng, hiểu được các từ cổ, ít dung cũng như những biến thể mới của ngôn ngữ hiện đại. Bởi vậy, phần lớn các biên tập viên của các đơn vị xuất bản đề có trình độ học đại học trở lên, thường là bằng chuyên ngành ngữ văn hoặc các ngành xã hội – nhân văn khác.
Để biên tập sách chuyên môn, người biên tập cần có năng lực về chuyên môn đó. Ví như sách về khoa học kĩ thuật thì một biên tập viên dù có tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngữ văn loại ưu cũng khó mà biên tập được. Khi biên tập các tác phẩm nghệ thuật, yêu cầu biên tập viên phải có độ nhạy cảm ngôn ngữ, hình tượng như người sáng tác. Bởi vậy, chúng ta thường thấy những biên tập viên văn chương thường cũng là một nhà văn, nhà thơ. 

Ngoài trình độ học vấn thì yếu tố không thể không nhắc đến là niềm đam mê đọc sách. Thật vậy, nếu bạn đam mê đọc thì bạn sẽ có một khả năng cảm thụ nhất định về nội dung của sách từ đó công việc biên tập sẽ dễ dàng hơn. Và cũng nên nhớ khi bạn vừa bắt đầu với sự nghiệp của người biên tập sách, bạn không nên ôm đồm mọi chủ đề. Bạn nên chọn cho mình một chủ đề là thế mạnh của bản thân như sách lịch sử, kinh doanh, làm vườn hay tiểu thuyết trinh thám. Hãy chọn một thứ khi khởi đầu và hoàn thiện bản thân trong lĩnh vực đó rồi bạn mới có thể phát triển sang lĩnh vực khác về sau. 



Ngoài ra, cần phải bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ để có thể tiếp cận dễ dàng với kho sách của nhân loại, từ đó cho ra đời những cuốn sách có giá trị quốc tế.
Việc biên tập ở các công ty thường được làm theo nhóm, nhờ vậy, các biên tập viên sẽ tự tin hơn, nhưng cũng dễ nảy sinh bất đồng do các bạn trẻ thường đặt "cái tôi" cao nên nhiều khi làm việc cũng căng thẳng. Để hạn chế điều này các bạn nên tập lắng nghe nhiều hơn và tập chọn kết quả công việc theo số đông. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng làm việc nhóm. 

Nếu bạn đang băn khoăn không biết tác phẩm mình đã đủ tốt chưa hay đang có ý định tìm kiếm một nhà biên tập viên chuyên nghiệp, bạn có thể tin tưởng chúng tôi. Với kinh nghiệm bề dày xuất bản sách cho những nhà văn lớn, chúng tôi tự hào đảm bảo đứa con tinh thần của bạn sẽ được chăm sóc kỹ lưỡng trước khi ra mắt công chúng.


Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!