• Tự xuất bản sách - Mảnh đất tiềm năng cho các Tác giả - Chuyên gia...

    Tự xuất bản sách là một chương trình hành động mang đến một trải nghiệm quan trọng chính là bạn có thể xuất bản được quyển sách cho chính mình chỉ với những bước cực kỳ đơn giản...

  • Tại sao xuất bản sách lại quan trọng đối với bạn?

    Tại sao xuất bản sách lại quan trọng đối với bạn và làm thế nào để trở thành một tác giả thành công? Có lẽ mỗi người trong chúng ta ai sống trên cuộc đời này điều mong muốn để lại một điều gì đó cho đời...

  • Xuất bản sách - Con đường thành công của Doanh nhân

    Nếu bạn là doanh nhân và mong muốn tiếp thị sản phẩm cũng như tiếp thị doanh nghiệp của mình đến với công chúng thì xuất bản sách là một trong những lựa chọn hết sức khôn ngoan dành cho bạn...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Làm sao để tìm kiếm nhà xuất bản sách. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làm sao để tìm kiếm nhà xuất bản sách. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Cách viết tự truyện (phần 1)

Câu chuyện đời của bạn là gì? Bất cứ ai có cuộc sống phong phú với nhiều cung bậc đều có những câu chuyện lý thú để kể với mọi người. Lời khuyên ở đây là tự truyện nên được viết như một câu chuyện hay: phải có nhân vật chính (là bạn), xung đột chính, kèm theo đó là các vai phụ hấp dẫn để lôi cuốn người đọc. Bạn có thể cho câu chuyện xoay quanh một chủ đề hoặc ý tưởng nào đó từng hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Bài viết dưới đây sẽ dạy bạn cách phác thảo một câu chuyện và gọt giũa câu chữ để cuốn tự truyện hát lên khúc ca của bạn.

1.Ghi lại dòng thời gian trong cuộc đời


Bắt tay vào viết tự truyện với việc nghiên cứu cuộc đời của chính bạn. Dòng thời gian là một cách hay để đảm bảo không bỏ sót những sự kiện và ngày tháng quan trọng, đồng thời tạo nên kết cấu truyện. Bạn có thể coi đây là phần “động não”, vì thế đừng ngại viết ra tất cả những điều bạn nhớ được, dù bạn không nghĩ rằng những ký ức đó sẽ ở lại trong bản cuối cùng của truyện.
Cuốn tự truyện không nhất thiết phải mở đầu bằng sự chào đời của bạn. Bạn cũng có thể đưa vào truyện một số chi tiết về lịch sử gia đình mình. Viết những thông tin về tổ tiên của bạn, về cuộc sống của ông bà, cha mẹ bạn và những điều tương tự. Những thông tin về gia đình sẽ giúp người đọc có một ý niệm về cách bạn lớn lên như thế nào để trở thành con người hiện nay.
Có những sự kiện gì xảy ra khi bạn còn ở tuổi thiếu niên? Điều gì đã dẫn đến những quyết định của bạn thời bấy giờ?
Bạn có vào đại học không? Những năm chuyển tiếp đó cũng có thể đưa vào truyện.
Viết về sự nghiệp của bạn, về những mối quan hệ, con cái và bất cứ những sự kiện đem lại sự thay đổi lớn nào đã diễn ra trong cuộc đời bạn.

2.Chọn nhân vật chính

                                                Game of thrones
Mỗi một câu chuyện hay đều có các nhân vật thú vị, có bạn bè và các nhân vật phản diện để phát triển mạch truyện. Các nhân vật trong cuộc đời bạn gồm có những ai? Hẳn là bố mẹ bạn phải đóng một vai, kèm theo đó là bạn đời của bạn và các thành viên thân thiết khác trong gia đình. Xa hơn một chút, hãy nghĩ đến những người khác có ảnh hưởng đến cuộc đời bạn và có thể đóng một vai trò trong cuốn tự truyện của bạn.
Thầy cô giáo, huấn luyện viên, cố vấn và các sếp là những nhân vật cực kỳ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Bạn hãy suy xét xem những ai có thể là một hình mẫu lý tưởng (hoặc phản diện) để bạn khắc họa trong truyện.
Bạn trai hoặc bạn gái cũ của bạn có thể cùng đóng vai chính trong những câu chuyện thú vị.
Có ai là kẻ thù trong cuộc đời bạn? Truyện của bạn sẽ rất chán nếu không có vài xung đột.
Các nhân vật đặc sắc như các con vật hoặc những người nổi tiếng mà bạn chưa bao giờ gặp, thậm chí cả những thành phố lạ cũng là những nét nhấn nhá thú vị trong một cuốn tự truyện.

3.Lọc ra những câu chuyện hay nhất


Câu chuyện cả cuộc đời của bạn có thể sẽ trở nên khá dài dòng, do đó bạn sẽ phải chọn những giai thoại nào xứng đáng để kể. Bạn có thể bắt tay vào viết bản thảo bằng cách ghi ra những câu chuyện chính mà sau đó sẽ được kết nối với nhau và dệt thành bức tranh của cuộc đời bạn. Có một vài chủ đề chính mà nhiều tác giả đưa vào tự truyện của họ bởi chúng hấp dẫn người đọc.
Chuyện thời thơ ấu. Dù thời thơ ấu của bạn hạnh phúc hay đầy bão tố, bạn cũng nên đưa vào một vài giai thoại để vẽ nên bức chân dung của bạn và những điều bạn đã trải qua khi còn bé. Bạn có thể kể về tuổi ấu thơ của mình bằng cách chia thành nhiều câu chuyện nhỏ hơn, những câu chuyện minh họa cho cá tính của bạn – phản ứng của bố mẹ khi bạn đem về nhà một chú chó lang thang, lần bạn trèo ra ngoài cửa số lớp học và trốn đi ba ngày, tình bạn thân thiết với một người vô gia cư… hãy sáng tạo.
Chuyện ở lứa tuổi dậy thì. Thời kỳ nổi loạn và thường nhạy cảm này luôn luôn hấp dẫn người đọc. Nhớ rằng điều quan trọng ở đây không phải là viết sao cho độc đáo; ai cũng đều trải qua tuổi dậy thì. Truyện của bạn cần khiến người đọc đồng cảm.
Chuyện rung động đầu đời. Bạn cũng có thể viết một câu chuyện ngược lại – chuyện bạn đi tìm mãi một tình yêu không hiện hữu.
Chuyện khủng hoảng bản sắc tâm lý. Câu chuyện này thường xảy ra ở tuổi ba mươi hoặc bốn mươi, đôi khi còn được gọi là khủng hoảng tuổi trung niên.
Chuyện đương đầu với thế lực xấu. Dù đó là cuộc chiến với chứng nghiện ngập, với một người yêu có tính kiểm soát hay với một kẻ điên rồ muốn giết hại gia đình bạn, bạn cũng cần viết về những xung đột đã trải qua.

4.Viết bằng giọng thật của bạn


Người đọc xem tự truyện để có cái nhìn thấu đáo về con người của tác giả. Việc thể hiện con người thật của bạn là một cách để đảm bảo duy trì hứng thú cho người đọc. Nếu lối viết của bạn quá trang trọng và cứng nhắc, hoặc truyện của bạn nghe như một bài luận ở trường đại học hơn là câu chuyện tiết lộ cuộc đời thì người đọc sẽ khó mà theo hết cuốn sách.
Viết như thể bạn đang tâm sự với người bạn thân với lối làm văn trong sáng, khúc chiết và không quá rắc rối với những từ vựng mà bạn hiếm khi dùng đến.
Thể hiện cá tính của bạn qua cách viết. Bạn là người hài hước? Nồng nhiệt? Trí tuệ? Giàu cảm xúc? Đừng ngần ngại; bạn nên thể hiện cá tính của mình thông qua cách kể chuyện.

5.Cởi mở


Không cần phải phô bày hết về bản thân, nhưng điều quan trọng là bạn nên kể những chuyện thật về bạn và cuộc sống của bạn. Đừng biến cuốn tự truyện thành một bảng thành tích mà các điều tiêu cực đều được cẩn thận giấu kín. Hãy bộc lộ toàn bộ con người bạn, cả tài năng cũng như nhược điểm, qua đó người đọc có thể đồng cảm và ủng hộ bạn khi đọc câu chuyện của bạn.
Đừng lúc nào cũng phủ lên mình ánh hào quang rực rỡ. Bạn có thể có những thiếu sót mà vẫn là nhân vật chính. Hãy tiết lộ những sai lầm của bạn và những lần bạn làm bản thân mình và những người khác thất vọng.
Chia sẻ những suy nghĩ của bạn. Bạn hãy nói lên quan điểm và ý tưởng của mình, kể cả những ý kiến gây tranh cãi. Hãy là chính mình thông qua cuốn tự truyện của bạn.

6.Nắm bắt hơi thở của thời đại


Câu chuyện của bạn có mang hơi hướng của thời kỳ lịch sử mà nó diễn ra không? Những cuộc chiến tranh nào tác động đến xu hướng chính trị của bạn? Những sự kiện văn hóa nào truyền cảm hứng cho bạn? Việc bàn luận về những sự kiện đã xảy ra trên thế giới trong thời đại của bạn là một cách rất hay để làm cho câu chuyện của bạn có liên quan hơn và thú vị hơn đối với người đọc.
Đón xem phần 2.



          Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

Phải làm thế nào nếu bản thảo bị từ chối? Tại sao họ lại từ chối bản thảo của tôi?

          Nếu bạn là một nhà văn hoặc có ý định trở thành một nhà văn, có lẽ bạn sẽ biết đến chuyện bị từ chối bản thảo là một chuyện tồi tệ như thế nào. Nhưng thực tế, đã là một nhà văn chân chính, hẳn ai cũng phải biết đến cảm giác bị từ chối bản thảo là như thế nào, làm sao bạn vượt qua được những lời từ chối đó để bước tiếp trên con đường văn chương của mình. Hôm nay, tôi muốn bàn luận với bạn về vấn đề này. Mong những lời chia sẻ chân thành từ tôi sẽ giúp bạn có thêm ý chí để phấn đấu trên đoạn đường dài của cuộc đời mình.


"Bị từ chối" là từ bao hàm nhiều nghĩa cho rất nhiều người. Tình yêu không được đáp lại, những lần chia tay vô cớ rồi trái tim tan vỡ, hoặc cơ hội  nghề nghiệp bị bỏ lỡ, mục tiêu không thể đạt được, ứng tuyển công việc thất bại, ...

Nhưng đối với một nhà văn, "bị từ chối bản thảo" chỉ có một điều: ai đó đã quyết định rằng công việc khó khăn và nỗ lực của bạn không đủ.

Thật đau đớn đúng không? Tôi cũng đã có vài trường hợp tương tự như vậy. Thậm chí, những nhà văn lớn mà còn bị từ chối huống hồ chi là mình, trường hợp nổi bật nhất là J.K.Rowling, tác giả của Harry Potter, bà ta đã bị từ chối không chỉ một lần, mà cả chục lần, hoặc ở Việt Nam, Hamlet Trương cũng thú nhận rằng bản thảo của anh ta cũng bị một số nhà xuất bản từ chối.

Thế giới xuất bản có thể là một nơi huyền bí khi bạn không quen thuộc với những hoạt động bên trong nó. Và khi bạn bị từ chối, họ cũng không nói rõ lý do tại sao họ lại từ chối nó. Đó quả là một uẩn khúc đau đầu cho chúng ta, phải chi họ nói ra lý do để bạn làm tốt hơn phải không?

Đừng quên rằng các đại lý cũng bị từ chối. Chỉ vì bạn có một đại lý không có nghĩa là mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, trong vài trường hợp nếu đại lý có một mối quan hệ tốt với nhà xuất bản, có thể cuốn sách của bạn sẽ được phát hành. Dù lý do gì đi nữa, đó quả là tin tốt lành cho bạn.


Bạn không phải là một nhà văn thực sự cho đến khi bạn nhận được một từ chối.

Nhưng tôi cũng tin rằng bạn không phải là một nhà văn thực sự nếu một sự từ chối khiến bạn ngừng viết. Ở Việt Nam có hơn 60 nhà xuất bản chính thức, vậy tại sao chúng ta phải quá ưu tư khi chúng ta chỉ mới bị từ chối từ vài nhà xuất bản. Bạn phải tiếp tục tìm kiếm nhà xuất bản phù hợp cho mình, còn hơn là bỏ cuộc. Một trong những lý do bị từ chối phổ biến nhất là bạn chưa tìm được nhà xuất bản phù hợp với chủ đề của bạn. Bạn có thể tham khảo tại đây để tìm kiếm nhà xuất bản phù hợp cho cuốn sách của bạn.

Hãy làm việc chăm chỉ và cố gắng trở thành người vĩ đại nhất, nhưng phải biết tận dụng cơ hội, làm việc một cách hiệu quả, có kế hoạch rõ ràng cho tương lai.


Những điều nên làm và những điều nên tránh khi bị từ chối bản thảo:

Làm - Tự cho phép mình bị buồn khi bị từ chối. Nếu một miếng sô cô la hoặc món kem lạnh sẽ làm cho bạn cảm thấy tốt hơn, hãy tận hưởng một chút. Hoặc hãy thư giãn theo cách bạn thích như nói chuyện với gia đình, bạn bè, đi du lịch, …
Không - Thoải mái với hành vi phá hoại, như tức giận, oán trách, đập đồ, cãi vả, ... Nó chỉ là một bức thư từ chối, không phải là kết thúc của thế giới đâu.
Không - xóa tất cả bản thảo trên máy tính của bạn. Nghiêm túc đấy. Đừng vì một giây phút nóng giận mà xóa hết thành quả làm việc của bạn.
Làm - Dành một ngày nghỉ để viết và đọc sách.
Đừng - Gọi tất cả bạn bè của bạn và nói với họ rằng bạn đã quyết định không trở thành một nhà văn nữa.
Không - Gọi cho người khởi tạo việc từ chối của bạn để hỏi tại sao họ không thích dự án của bạn. Thực sự, đó không phải là một ý tưởng hay.
Làm - Một cái gì đó hiệu quả sẽ cho phép bạn cảm thấy tốt hơn. Hoặc từ biến mình thành một người bận rộn sẽ giúp bạn không có thời gian suy nghĩ về việc bị từ chối nữa.
Đừng - Bỏ cuộc. Có rất nhiều tác giả cũng bị từ chối, không chỉ riêng bạn, nếu bạn kiên nhẫn, sẽ có những thành công lớn hơn đang đợi bạn.
          Kết luận: Dù lý do gì đi nữa, bị từ chối cũng là mở đầu cho bạn tìm kiếm một thứ gì đó tốt hơn, mới mẻ hơn. Bị từ chối chưa bao giờ là con đường kết thúc của cuộc đời bạn, hãy tưởng tượng đơn giản như con thuyền bạn đang ra khơi thì có một cơn gió mạnh thổi đến khiến bạn phải trì hoãn, nhưng như thế không có nghĩa là trì hoãn cả đời, rồi con thuyền cũng phải ra khơi phải không? Chúc bạn có một cuốn sách được xuất bản thành công.




Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!